Sinh viên chọn thực tập quốc tế: Những lời khuyên không nên bỏ qua
Chiều 10.1, trên SVĐ Cần Thơ, vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra lượt thi đấu thứ 2 với 2 trận đấu tại nhóm A. Đó là trận đấu giữa Trường ĐH Cửu Long - Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Đồng Tháp - Trường ĐH Nam Cần Thơ.Ở cả 2 trận đấu, ngoài các tình huống bóng hấp dẫn dưới sân thì trên khán đài SVĐ Cần Thơ không lúc nào ngớt tiếng kèn vuvuzela, tiếng trống cổ động. Những âm thanh cổ vũ cuồng nhiệt tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt chẳng khác gì những giải đấu chuyên nghiệp, khiến tất cả những người có mặt đều phấn khích, hào hứng.Trường ĐH Cần Thơ cho thấy việc đội được thi đấu trên SVĐ Cần Thơ là một lợi thế cực lớn khi gần trường, lúc nào cổ động viên cũng đến đông đảo. Những pha tấn công hay cứu thua của các cầu thủ đều nhận được những tiếng cổ vũ rất lớn.Nguyễn Hữu Nghĩa (20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ), bộc bạch: "Những ai sống hướng nội vào đây cũng phải năng động, phấn khích. Vì xung quanh mình ai cũng chăm chú theo dõi trận đấu, cổ vũ rất nhiệt tình, cảm xúc với từng đường bóng". Trong khi đó, vì đường xa, Trường ĐH Cửu Long có ít sinh viên đến cổ vũ hơn nhưng lại mang theo rất nhiều kèn vuvuzela. Hồ Minh Tăng (sinh viên Trường ĐH Cửu Long), hào hứng nói: "Những chiếc kèn này được chúng em sử dụng hồi đi "bão" Việt Nam thắng Thái Lan, vô địch AFF Cup mới đây. Chúng em đi ít người, biết cách hò reo thông thường không hiệu quả nên muốn lấy tiếng kèn để các cầu thủ nghe thấy. Chúng em quyết giữ bầu không khí náo nhiệt để đội biết là luôn có sự ủng hộ kế bên". Trường ĐH Đồng Tháp cũng mang đến bầu không khí hết sức sôi động với dàn cổ động viên chơi trống. Đến thời điểm hiện tại, đây là hình thức cổ vũ "độc nhất vô nhị" tại vòng loại Tây Nam bộ nên các bạn rất biết cách phát huy. Ai cũng cổ vũ "đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới". Kết cục trận đấu không biết thế nào nhưng nhất định không thể thua trên khán đài, quyết tâm bùng nổ nhất có thể.Theo từng đường bóng, tiếng vỗ tay, tiếng hò reo, tiếng trống, tiếng kèn vuvuzela cứ liên tục vang lên, hòa tấu vào nhau làm cho không khí trên SVĐ Cần Thơ rộn ràng như một ngày hội. Tiếng cổ động không ngớt khiến cho những khán giả trung lập cũng đứng ngồi không yên. Ông Nguyễn Văn Cảnh (52 tuổi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nói: "Giải bóng đá sinh viên mà chuyên nghiệp, không khí sôi động quá. Khán giả còn đông hơn cả những trận đấu V- League diễn ra trên SVĐ Cần Thơ trước đây. Các trận đấu hấp dẫn, ngang tài ngang sức, bỏ thời gian xem là việc đúng đắn". Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Hành trình chàng trai Nam Phi tìm đến TP.Huế để ăn tô bún bò
Tuy nhiên, khả năng cách âm khoang động cơ với khoang nội thất còn hạn chế, âm thanh từ động cơ mỗi khi người lái đạp ga tăng tốc vọng vào ca-bin nghe khá lớn. Bên cạnh đó, ngoài khác biệt cảm nhận khá rõ giữa chế độ lái Urban với Normal và Dynamic. Khi chuyển đổi giữa Normal và Dynamic khó có thể nhận thấy sự thay đổi rõ nét về lực vô-lăng cũng như phản ứng động cơ.
Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỉ phú Phạm Nhật Vượng?
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
The Khang Show tập 102 chào đón khách mời là ca sĩ Lưu Bích, cô là thành viên của gia đình gồm những ca sĩ nổi tiếng như Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Khánh Hà và Thúy Anh. Ngay từ đầu chương trình, Lưu Bích khiến MC Nguyên Khang bất ngờ vì tiết lộ ban đầu cô không có ý định trở thành ca sĩ. "Tôi không có ý định đi hát vì tôi sang Mỹ từ nhỏ, rồi đi học nên cứ phát triển theo con đường đó. Mấy anh chị muốn đi hát thì cứ đi còn tôi không nghĩ đến, nhưng khi sang Mỹ lại khó kiếm ban nhạc nên anh Tuấn Ngọc mới đề nghị gia đình thành lập một ban nhạc. Lúc đó, không có ai chơi đàn cả nên bảo tôi vào đánh đàn. Anh Tú vừa hát vừa đánh đàn còn chị Thúy Anh thì đánh trống", Lưu Bích chia sẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian tham gia đánh đàn cho ban nhạc gia đình, mẹ và Khánh Hà đề nghị Lưu Bích chuyển sang đi hát vì thấy làm nhạc công quá vất vả. Sau đó, cô bắt cặp với Tô Chấn Phong trở thành một đôi song ca nổi tiếng ở thị trường hải ngoại. Cô kể: "Lúc đó, Tô Chấn Phong chưa làm ca sĩ, anh chỉ mới quen chị Hà để làm về nhạc vì cả hai muốn mở một trung tâm ca nhạc. Khi đó, chị Hà đang kiếm một người nam để hát chung với tôi và đề nghị kết hợp với Tô Chấn Phong ở cuốn băng Mối tình đầu. Chúng tôi nổi tiếng từ bài Dĩ vãng nhạt nhòa, có thể nói là làm chơi mà ăn thật". Nhìn vào con đường hoạt động nghệ thuật của Lưu Bích, MC Nguyên Khang cho rằng cuộc đời làm nghề của cô khá thuận lợi. Tuy nhiên, giọng ca Hắt hiu đời nhau tiết lộ đó chỉ là bề nổi vì ai cũng có giai đoạn thăng trầm. Lưu Bích tâm sự: "Thời điểm cả gia đình tôi chới với là lúc mẹ và Anh Tú mất trong vòng 3 tháng. Mất một người trong gia đình đã là chuyện lớn rồi mà trong 3 tháng nhà tôi lại mất đi 2 người nên cả nhà đều sửng sốt, đó là quãng thời gian đau khổ mà gia đình tôi phải trải qua". Giọng ca Dĩ vãng nhạt nhòa cho biết nếu sự ra đi của mẹ cô là điều có thể biết trước thì ca sĩ Anh Tú lại mất đột ngột. "Anh Tú mất khiến cả nhà và những bạn bè bên Mỹ bất ngờ khủng khoảng. Vì anh ấy còn trẻ mà lại ra đi đột ngột như thế nên cả nhà đều bị sốc. Tôi bị hoang mang luôn bởi tôi mới nói chuyện với anh ấy 2 ngày trước, đó là điều khủng khiếp. Còn mẹ tôi do bị té, ngày càng yếu dần nên mình cũng có chuẩn bị phần nào còn Anh Tú thì mình không có sự chuẩn bị", cô nói. Thậm chí, ca sĩ Thúy Anh cũng không muốn đi hát nữa sau khi mẹ và Anh Tú qua đời. Nói về quyết định về Việt Nam hoạt động muộn hơn so với những ca sĩ khác, Lưu Bích cho biết bất cứ điều gì cũng có một thời điểm phù hợp. Em gái của danh ca Tuấn Ngọc bày tỏ: "Có thể ai đó thấy tôi chậm trễ nhưng tôi thấy năm 2010 mới là thời điểm phù hợp và đối với Tô Chấn Phong cũng vậy. Tôi đã làm rồi thì không hối tiếc và cũng không nghĩ đến chuyện giá như mình về sớm hơn". Chia sẻ thêm về gia đình, Lưu Bích thừa nhận mình gắn kết với mẹ nhiều hơn với bố Lữ Liên. Dù mẹ của Lưu Bích chỉ làm nội trợ nhưng lại đam mê nghệ thuật, vì vậy, bà luôn ủng hộ các con theo đuổi con đường này. Sau khi mẹ qua đời, Lưu Bích chỉ cảm thấy tiếc nuối vì chưa thể cùng mẹ về quê ngoại ở Hải Phòng.Khi đề cập đến chuyện tình yêu, Lưu Bích cũng bật mí về gu người yêu của mình. Cô thừa nhận mình thích một người cao ráo, phong độ, tốt tính, chung thủy và biết yêu thương mọi người. Mặc dù chưa tìm được người ưng ý nhưng nữ ca sĩ 6X không cảm thấy tuyệt vọng hay mất niềm tin bởi cô cho rằng chỉ cần mình hài lòng với lựa chọn ở thời điểm hiện tại, mình sẽ hạnh phúc.
Nhóm 'Hữu Duyên Sài Gòn' và cái tâm của người 'thuyền trưởng'
Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.